Chào mừng đến Paragon Clinic

Thời gian mở cửa : Thứ 2 - Thứ 7: 9h-18h / Chủ Nhật: 9h-17h
  Liên hệ : 0903 996 646

Tia UVA và UVB là gì?

Để hiểu được tia UVA, tia UVB là gì, đầu tiên bạn phải hiểu kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng kết hợp các thành phần ngăn tia UVA với các thành phần ngăn tia UVB tạo thành 1 phức hợp ngăn tia UV ổn định. Chỉ số SPF (Sun Protection Factor), là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ của kem chống nắng khỏi tia UVB – loại tia cực tím gây ra cháy nắng da và góp phần gây ung thư.

tia-uva-va-uvb-la-gi

Tia UVA và UVB là gì?

Trong ánh sáng có chứa tia cực tím, chiếm tới 80% nguyên nhân lão hóa da. Những tia cực tím này làm phát sinh những oxy hoạt tính (free radical) làm tế bào bị oxy hóa. Các oxy hoạt tính này làm tăng nguy cơ lão hóa (xuất hiện các vết thâm, nám, tàn nhang) và thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tiểu đường do tuyến hoocmon insulin bị oxy hóa (những người già thường gặp vấn đề này một phần là từ những ngày mưa dầm thấm lâu không chống nắng tốt, ngoài ra thì còn do sự lão hóa tự nhiên, chế độ ăn uống và sinh hoạt nữa).

Tia cực tím chứa 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên UVC là tia cực tím yếu nhất, bị giữ lại hầu hết ở tầng ozon nên chúng mình có thể bỏ qua không cần quan tâm.

tia-uva-va-uvb-la-gi

1/ Tia UVA (400-320nm) chiếm 95% lượng tia cực tím. Đây còn gọi là tia có bước sóng dài, thâm nhập sâu vào trong da tới tận lớp bì. Khi tia này xuyên qua lớp biểu bì da, nó sẽ làm hư hại lớp đáy của biểu bì, tăng sản sinh sắc tố melanin (gây thâm, nám, sạm, tàn nhang), đồng thời phá hủy các tế bào langerhands gây suy giảm miễn dịch của da.

Đặc biệt nguy hiểm hơn, theo những kết quả thí nghiệm của các nhà Vật lý học và chuyên gia da liễu, loại các tia cực tím A (UVA) chúng có thể xuyên qua quần áo mỏng, qua kính cửa sổ một cách dễ dàng. Rồi từ đó gây tổn thương sâu tới da, ảnh hưởng xấu đến tới các tế bào liên kết như: collagen và elastin khiến 2 loại protein này đi phá hủy và mất đi. Mà collagen và elastin có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chống lão hóa và làm trẻ hóa da. Nên sau đó, bạn phải nhận hậu quả đau buồn là: những nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn, mụn nổi lên, nám, sạm hay tàn nhang “tô điểm” chi chít trên gương mặt bạn,…

tia-uva-va-uvb-la-gi

Đây là câu trả lời cho câu hỏi, tại sao nhiều phụ nữ rất chú trọng bảo vệ da, thường xuyên ngồi trong phòng, di chuyển bằng ô tô, nhưng làn da vẫn bị hư tổn. Đó là vì khả năng xuyên thấu của tia UVA rất mạnh, do đó bạn phải biết cách ngăn ngừa đúng cách, nếu không làn da vẫn có thể bị hư tổn nặng nề.

Thông tin thêm về loại tia UVACó bước sóng từ 400 – 315nm.

– Thời gian hoạt động:

  • Từ trước 10h00 sáng – sau 2h00 chiều (chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất).
  • Từ khoảng 10h00 – 2h00 chiều (chiếm khoảng 95%).

2/ Tia UVB (320 – 280 nm) còn gọi là tia có bước sóng trung bình, có tính gây tổn thương da, gây hiện tượng đỏ rát, bỏng da và cháy nắng. Nếu thời gian tiếp xúc với tia này nhiều thì sẽ khiến da bị sưng phù, lâu hơn có thể làm cơ thể bị đau nhức và sốt (một phần lý do mà bạn đày nắng nhiều dễ bị sốt).

Tia này xuyên qua lớp biểu bì, khoảng 10% đến được lớp bì. Tác động của tia UVB đến da mạnh so với UVA, là nguyên nhân gây tổn thương da, ung thư da và tổn thương mắt. Tuy nhiên, tia này chỉ tác động lên da khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tia UVB là tia có bước sóng từ 315 – 280nm. Về thời gian hoạt động:

  • Khoảng trước 10h sáng và sau 2h chiều, chiếm 1% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.
  • Từ khoảng 10h sáng – 2h chiều chiếm 5%.

tia-uva-va-uvb-la-gi

Sở dĩ tia này có lượng ít hơn tia UVA bởi vì hầu hết UVB bị tầng ozon ngăn lại, tầng ozon như chiếc lá chắn ngăn không cho tia này truyền tới mặt đất. Tuy nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như tầng ozon ngày càng mỏng nên cường độ tác động của tia này xuống mặt đất ngày càng tăng.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có khả năng chống nắng phổ rộng có chứa UVA và UVB. Nói một cách đơn giản cho dễ nhớ và dễ hiểu thì UVB gây ra cháy nắng, đen sạm da và có thể dẫn đến ung thư da khi có thể tác động lên lớp biểu bì. Còn UVA ngấm ngầm tạo ra các gốc tự do, phá huỷ collagen và elastin gây lão hoá da và các vết nám, tàn nhang và đồi mồi.

Có bao nhiêu loại kem chống nắng?

Kem chống nắng được chia làm 3 loại: kem chống nắng vật lý (KCNVL) – thường là sunblock, kem chống nắng hóa học (KCNHH) – thường là sunscreen và kem chống nắng kết hợp cả vật lý và hóa học.

tia-uva-va-uvb-la-gi

  Sunblock Suncream
Thuộc tính Kem chống nắng vật lý (Sunblock) có chứa các chất chống nắng vật lý phản xạ UV và làm giảm số lượng tia UV ảnh hưởng đến da của bạn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, theo American Foundation Melanoma (AMF). Tuy là bảo vệ da tránh khỏi các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời nhưng Sunblock vẫn hấp thụ 1 phần nhỏ tia UV nhằm giữ lại vitamin D cho da. Kem chống nắng (Suncream) có xu hướng bảo vệ da bằng cơ chế hóa học hấp thụ các năng lượng của tia UV trước khi tia UV làm ảnh hưởng đến da bạn. Nó giúp tia UV không thể xuyên qua da và tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc cho da bạn khỏi ánh nắng độc hại của mặt trời. Bạn có thể bôi kem chống nắng 1 lớp dày đặc và vẫn dễ dàng rửa sạch nó hơn so với Sunblock.
Thành phần chính Sunblock có chứa các thành phần kim loại, như: titanium dioxide, oxit kẽm hoặc oxit sắt. Tùy vào từng làn da để có được một sunblock phù hợp với da đó. Suncream chứa nhiều thành phần khác nhau, nhưng để da có được “tuổi thọ” dài lâu thì các nhà nghiên cứu khuyến cáo tìm kiếm các sản phẩm Suncream có chứa octinoxate, Oxybenzone, Octisalate, benzophenone hoặc methyl anthranilate ngoài nhãn mác.
Bảo vệ Sunblock bảo vệ da chống lại tia UVB tốt nhất, nhưng không phải tất cả các chất trong Sunblock đều bảo vệ da chống lại bức xạ UVA như Suncream. Suncream bảo vệ da chống lại cả tia UVA và UVB. Cần bôi đều lên toàn da một lớp mỏng, và sau 2 -3h thì bôi lại 1 lần nữa nếu bạn đang tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cần bôi đều lên toàn da một lớp dày, không chừa bất cứ chỗ nào. Sunblock có chứa nhiều khoáng chất cho nên khi thoa da sẽ bị nhờn và bóng. Suncream có chứa các chất chống lại tia UVA rất hiệu quả (UVA là tia ảnh hưởng đến các lớp da ngoài cùng, gây lão hóa và tạo ra các nếp nhăn). Và chống lại bức xạ UVB cao hơn, tránh tình trạng ung thư da.
  Bảo vệ da khỏi UVA và UVB được Suncream cung cấp bởi các chất chống nắng đo bằng chỉ số chống nắng SPF. Mức độ SPF của một sản phẩm cụ thể chỉ ra bao lâu một người có thể ở lại trong ánh nắng mặt trời mà không bị ánh nắng đốt cháy. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một sản phẩm có SPF 20, bạn có thể ở lại trong ánh mặt trời lâu hơn nếu bạn không sử dụng bất kỳ kem chống nắng nào gấp 20 lần. Chỉ số SPF càng cao thì tỷ lệ tránh khỏi tia UV càng được đảm bảo.

3/ Ngoài ra, ngày nay, trong một số loại kem chống nắng còn chứa cả thành phần chống nắng vật lý và thành phần chống nắng hóa học. Đây là loại kem chống nắng tuyệt vời để bảo vệ làn da một cách tối ưu, tích hợp được những ưu điểm của cả kem chống nắng vật lý và hóa học. Loại này cực kỳ ưu việt, đã được sử dụng rộng rãi từ rất nhiều năm trước đây ở châu Âu, Úc và Nhật Bản: Tinosorb S và Tinosorb M.

tia-uva-va-uvb-la-gi

Ghi chú về các chỉ số trên kem chống nắng:

SPF( Sun Protector Factor) – là chỉ số bảo vệ da trước tia UVB
1SPF= 5/8/10/15/20 phút tùy theo từng hãng kem chống nắng quy định
Chỉ số SPF cho thấy thời gian bảo vệ da của sản phẩm là bao lâu.

SPF 30 chống được khoảng 97% tia UVB, SPF 50 chống được khoảng 98% UVB, vì vậy, việc chọn kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao (trên 50) là không cần thiết, vì nó cũng không thực sự giúp bạn chống nắng tốt hơn, mà có khi còn làm tăng rủi ro kích ứng da, bí da và bám quá lâu trên da không tốt cho sức khỏe. Với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, kem chống nắng có chỉ số SPF 30-50 là hoàn hảo!

tia-uva-va-uvb-la-gi

PA: chỉ số chống tia UVA
PA càng nhiều + thì mức độ chống tia UVA càng cao, hiện nay cao nhất là PA++++

Ở một số sản phẩm, bạn không nhìn thấy chỉ số PA này ghi trên bao bì. Đơn giản vì PA chỉ dùng cho các kem chống nắng châu Á (Hàn, Nhật). Còn ở các nước châu Âu thì dùng chỉ số PPD. Ở Mỹ thì hơi mơ hồ mình không rõ lắm.

Tóm lại về PA hay PPD, chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ da của bạn trước tia UVA càng lớn.

tia-uva-va-uvb-la-gi

Các tiêu chí chọn kem chống nắng:

1.      Độ bền với ánh sáng (photostability): là khả năng ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng, không bị phá hủy khi ra ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu kem chống nắng không bền dưới ánh sáng, khi bạn ra đường lúc trời nắng, kem sẽ bị giảm hiệu quả và không thể bảo vệ da được tốt. Do đó nếu thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều, bạn nên chọn kem chống nắng vật lý.

2.      Độ rộng quang phổ rộng (broad-spectrum): chỉ khả năng ngăn chặn cùng lúc cả 2 tia UVA và UVB, vì nhiều khi loại kem chống nắng bạn dùng chỉ đủ bảo vệ khỏi tia UVB và da bạn vẫn bị tác động bởi tia UVA (có bước sóng dài hơn, xuyên thấu vào da sâu hơn). Vì thế nên chọn SP có ghi chữ broad spectrum, hoặc có cả 2 chỉ số chống nắng SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA).

3.      Sự kích ứng và làm khô da là tối thiểu: vấn đề được nhiều người phàn nàn khi dùng kem chống nắng hóa học là: cảm giác châm chích, da bị kích ứng, da bị khô. Nếu bạn dùng kem chống nắng bị những trường hợp trên thì bạn nên đổi sang 1 loại kem chống nắng vật lý. Hầu hết các loại kem chống nắng hóa học đều chứa 1 lượng cồn nhất định để không gây cảm giác bết dính. Nếu da bạn chỉ bị khô, thì cách khắc phục là bôi một lớp sữa dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.

4.      Cảm giác dễ chịu sau khi thoa kem: để khắc phục các nhược điểm sau khi bôi kem chống nắng như: để lại vệt trắng, cảm giác nặng mặt, làm lớp trang điểm bị vón cục…nên vỗ nhẹ sau khi thoa kem để kem thẩu thấu,tránh chà sát.

5.      Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body: không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì dễ gây kích ứng và cảm giác rít.

Bài viết liên quan

Your comments

Loading Facebook Comments ...
Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể