Chào mừng đến Paragon Clinic

Thời gian mở cửa : Thứ 2 - Thứ 7: 9h-18h / Chủ Nhật: 9h-17h
  Liên hệ : 0903 996 646

Kem chống nắng và những điều bạn cần biết

Danh sách câu hỏi về kem chống nắng:

1. Đối tượng cần thoa kem chống nắng

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Dùng kem chống nắng đúng cách sẻ giúp bạn ngăn ngừa ung thư da

Kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da bằng cách bảo vệ bạn khỏi tác hại của tia tử ngoại. Ai cũng có thể bị ung thư da, lão hoá sớm với nắng vậy bất kể tuổi tác, giới tính hay chủng tộc . Thật vậy, ước tính khoảng 1/5 người Mỹ sẽ tiến triển thành ung thư da trong suốt quãng đời của họ. Với người châu Á nắng còn làm tổn hại đến vẻ đẹp làn da của họ bằng việc gây tăng sắc tố da. Đối tượng thường xuyên bị lãng quên chống nắng nhất đó là trẻ em.

2. Bạn nên dùng loại kem chống nắng nào ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Bạn cần tìm hiểu về kem chống nắng trước khi sử dụng chúng

Viện Da Liễu Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người sử dụng kem chống nắng có các tiêu chí sau:

  • Phổ bảo vệ rộng (chống được cả tia UVA và UVB).
  • Chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên.
  • Không thấm nước.

Kem chống nắng có đầy đủ đặc điểm trên mới giúp bảo vệ da bạn khỏi bỏng nắng, lão hóa da sớm và ung thư da. Tuy nhiên, chỉ dùng kem chống nắng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn. Cần mặc thêm đồ chống nắng, bác sĩ da liễu khuyến cáo thực hiện các bước sau để bảo vệ làn da bạn và phát hiện sớm ung thư da:

    • Tìm bóng râm ngay khi có thể, nhớ rằng tia nắng mặt trời mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
    • Mặc đồ chống nắng như áo tay dài, quần dài, đội nón rộng vành và mang kính bất cứ khi nào có thể.
    • Lưu ý hơn khi ở gần nước, cát và băng tuyết vì chúng sẽ phản xạ tia nắng làm tăng nguy cơ bỏng nắng.
    • Sử dụng vitamin D một cách an toàn thông qua chế độ ăn lành mạnh cung cấp đầy đủ vitamin. Đừng trốn hẳn mặt trời.
    • Tránh giường làm nâu da. Tia UV từ mặt trời và những giường làm nâu da có thể gây ung thư da và nếp nhăn. Nếu bạn muốn trông rám nắng, bạn có thể trông chờ ở sản phẩm tự làm nâu da, nhưng vẫn phải duy trì kem chống nắng cùng với nó.

Kiểm tra da bạn vào ngày sinh nhật. Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào, ngứa hoặc chảy máu trên da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu giỏi. Ung thư da sẽ điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.

3. Khi nào bạn nên dùng kem chống nắng ?

Mỗi ngày nếu bạn phải ra ngoài. Mặt trời chiếu tia UV độc hại quanh năm, ngay cả vào những ngày râm mát, đến 80% tia UV gây hại có thể xuyên qua da bạn.

Tuyết, cát và nước cũng làm tăng nhu cầu dùng kem chống nắng vì chúng phản xạ tia nắng.

Vậy chúng ta cần bôi kem chống nắng vào ban ngày tất cả các ngày trong tuần, ngày ít nhất 2 lần, trước khi ra nắng 15-30 phút.

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Đối với những người yêu thích làn da đẹp tốt nhất là hạn chế tối đa đứng dưới bầu trời sáng.

    3.1.Bạn nên thoa kem chống nắng với liều lượng bao nhiêu ?

  • Dùng đủ kem chống nắng để bao phủ toàn bộ vùng da không có quần áo che chắn. Tự hỏi bản thân bạn ‘Liệu mặt tôi, tai, cánh tay hay bàn tay có được quần áo che phủ ?’. Nếu không, hãy thoa kem chống nắng. Đa số người chỉ thoa 25-50% khuyến cáo về lượng kem chống nắng.
  • Tuân theo hướng dẫn ‘ một ounce (28.3gr) đủ để lấp đầy thể tích của một cốc rượu’, đây là lượng kem chống nắng cần thiết mà bác sĩ da liễu khuyên dùng để che phủ vùng cơ thể phơi bày ánh sáng. Thoa lượng kem chống nắng bao nhiêu còn tùy kích thước cơ thể bạn.
  • Thoa kem chống nắng trên da khô 15 phút trước khi ra ngoài.
  • Ung thư da cũng xảy ra trên môi. Để bảo vệ môi bạn, cần thoa son môi hoặc son dưỡng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, hoặc sau khi đi bơi, ra mồ hôi theo hướng dẫn trên chai.

    3.2. Kem chống nắng phổ rộng chống lại cả tia UVA và UVB. Khác biệt giữa hai tia đó là gì ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Hình ảnh mô tả về sự thâm nhập của tia UVA và UVB khi dùng kem chống nắng

Ánh nắng gồm hai loại tia gây hại tới trái đất- tia UVA và UVB. Tiếp xúc quá nhiều với bất kỳ tia UV nào cũng gây ung thư da, sau đây là tác động của mỗi tia:

  • Tia UVA (tia gây lão hóa) có thể làm da bạn lão hóa, gây ra nếp nhăn và tăng sắc tố da, nó có thể xuyên qua cửa kính.
  • Tia UVB (tia gây bỏng) là nguyên nhân chính gây bỏng nắng và không xuyên qua cửa kính.

Ban sức khỏe con người Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu về ung thư đã cảnh báo tia UV từ mặt trời và các nguồn nhân tạo như giường làm nâu da, đèn mặt trời là tác nhân gây ung thư.

Không có cách nào an toàn để có làn da rám nắng. Mỗi lần bạn tắm nắng, bạn sẽ làm hư hại da. Khi tổn thương này phát triển, tốc độ lão hóa da bạn tăng lên và làm tăng nguy cơ ung thư da.

    3.3. Ai quản lý các loại kem chống nắng ?

Ở Mỹ thì các sản phẩm chống nắng được xem như thuốc không cần kê toa theo tố chức FDA Mỹ. FDA kiểm soát tính hữu hiệu và an toàn của sản phẩm chống nắng được chính phủ sản xuất và lưu hành. Ở Việt Nam cơ quan quản lý các loại kem chống nắng cũng như mỹ phẩm là Cục Quản Lý Dược của Bộ Y Tế.

   3.4. Hướng dẫn của FDA trên kem chống nắng ảnh hưởng đến loại kem chống nắng của bạn như thế nào?

Nhờ vào luật FDA 2011, nhãn trên kem chống nắng hiện nay cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về loại tia UV được bảo vệ và tác dụng của nó.

Trên nhãn bạn cần tìm hiểu thông tin sau:

  • Loại kem chống nắng này có phổ rộng hay không? có nghĩa là có bảo vệ khỏi tia UVA và UVB, giúp ngừa ung thư và bỏng nắng hay không.
  • Có SPF 30 trở lên.Trong khi SPF 15 là khuyến cáo tối thiểu của FDA có tác dụng bảo vệ da khỏi ung thư và bỏng nắng, viện Da Liễu Hoa Kỳ khuyến cáo chọn kem chống nắng có SPF tối thiểu là 30.
  • Có cảnh báo ung thư hoặc lão hóa da trên nhãn, nghĩa là kem này chỉ ngăn bỏng nắng và sẽ không giảm nguy cơ ung thư da hay lão hóa da sớm.
  • Có chống nước không ( hiệu quả trong 40 phút dưới nước) hay rất chống nước (hiệu quả đến 80 phút dưới nước), nghĩa là kem chống nắng duy trì bảo vệ khi đi bơi hoặc ra mồ hôi tùy vào thời gian ghi trên nhãn.
  • Nhà sản xuất kem chống nắng hiện nay bị cấm ghi rằng nước hay mồ hôi không xuyên qua được vì những thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn.
  • Kể cả dùng kem chống nắng kháng nước, bạn vẫn nên thoa lại sau khi lên bờ hoặc ra mồ hôi.

 4. Kem chống nắng có an toàn không ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Sử dụng kem chống nắng, tìm nơi râm mát và mặc đồ chống nắng là những thói quen quan trọng để giảm nguy cơ ung thư da. Bằng chứng khoa học ủng hộ lợi ích của kem chống nắng giúp làm giảm tác hại tia nắng ngắn hạn hay dài hạn. Với lợi ích bảo vệ sắc đẹp, ngừa ung thư da và tránh bỏng nắng thì cho dù kem chống nắng có đôi chút tác hại cũng không đáng ngại bằng tác hại của tia UV.

   4.1. Loại SPF cao có tốt hơn loại thấp không ?

  • Bác sĩ da liễu khuyến cáo sử dụng kem chống nắng SPF ít nhất là 30, loại này ngăn cản được 97% tia nắng. SPF cao hơn chỉ tăng nhẹ hơn tỉ lệ này, không có sản phảm chống nắng nào ngăn 100% tia nắng. Hiện nay, không có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng dùng kem chống nắng SPF cao hơn 50 có thể bảo vệ bạn tốt hơn loại SPF 50.
  • Quan trọng là SPF cao có thời gian bảo vệ tương đương loại SPF thấp. Một loại có SPF cao không cho bạn có thêm thời gian ngoài trời mà không phải thoa lại. Tất cả kem chống nắng nên được thoa sau mỗi 2 giờ hoặc theo tời gian ghi trên nhãn, ngay cả trong ngày râm mát, sau khi bơi hay ra mồ hôi.

    4.2. Kem chống nắng dạng xịt có an toàn không ?

Dùng kem chống nắng dạng xịt

  • FDA hiện đang khảo sát nguy cơ tai nạn khi phun kem chống nắng dạng xịt. Thách thức khi dùng loại này là khó biết dùng bao nhiêu là đủ để che phủ vùng tiếp xúc ánh sáng.
  • Không bao giờ dùng quanh hoặc gần mắt hay miệng. Xịt lượng trung bình sản phẩm này trên tay rồi thoa lên người giúp tránh bốc hơi trong khi vẫn bảo đảm che phủ vừa đủ. Khi thoa lên trẻ em, cẩn thận hướng gió để tránh trẻ hít phải.

 5. Bạn có thể bảo vệ trẻ nhỏ khỏi ánh nắng bằng cách nào ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Bảo vệ trẻ em tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời

  • Lý tưởng là cha mẹ nên tránh cho trẻ dưới 6 tháng tiếp xúc với ánh nắng.
  • Cách tốt nhất là bảo vệ trẻ nhũ nhi khỏi ánh nắng là giữ trẻ trong mát càng nhiều càng tốt, cộng thêm cho trẻ mặc đồ dài tay, quần dài, nón rộng vành và kính mát. Đảm bảo cho trẻ không quá nóng bức và cho trẻ uống nhiều nước. Nếu con bạn quấy khóc nhiều hoặc đỏ da bất kỳ vùng phơi bày nào, hãy mang trẻ vào nhà.
  • Kem chống nắng nên tránh dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
  • Cha mẹ có con 6 tháng trở lên hay nhũ nhi có thể thoa kem chống nắng phổ rộng, chống nước với SPF 30 trở lên cho vùng da phơi bày ánh sáng không có quần áo che chắn, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Kem chống nắng nên được thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường theo hướng dẫn trên nhãn. Kem chống nắng có thành phần kẽm oxit hay titanium dioxide, hoặc loại đặc biệt sản xuất cho trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ ít gây kích thích cho da nhạy cảm.

6. Bao lâu thì kem chống nắng mới hết hạn sử dụng ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Bác sĩ da liễu Mỹ khuyên dùng kem chống nắng mỗi ngày khi bạn ra ngoài, không chỉ vào mùa hè. Nếu bạn đang dùng kem chống nắng mỗi ngày với liều lượng chính xác, một chai không nên dùng quá lâu. Nếu bạn tìm thấy chai kem chống nắng mà không dùng một thời gian, sau đây là vài hướng dẫn bạn có thể làm theo:

+ FDA yêu cầu tất cả kem chống nắng duy trì tác dụng ban đầu tối thiểu ba năm.

+ Nhiều kem chống nắng đều có hạn sử dụng. Nếu đã quá hạn dùng, hãy bỏ kem chống nắng đó.

+ Nếu bạn mua kem chống nắng không có hạn sử dụng, viết ngày mua trên chai, bạn sẽ biết khi nào nên bỏ nó.

+ Bạn cũng có thể tìm thấy dấu hiệu kem chống nắng không còn tốt. Bất kỳ thay đổi rõ ràng nào về màu sắc hay mật độ sản phẩm thì có nghĩa là đã đến lúc mua một chai mới.

 7. Dùng kem chống nắng có làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể không ?

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

Dùng kem chống nắng có khả năng làm giảm sản xuất vitamin D trên da bạn.

+ Nếu bạn lo rằng mình không đủ vitamin D, bạn nên thảo luận ý kiến với bác sĩ.

+ Nhiều người có thể đạt lượng vitamin D họ cần từ thức ăn và nguồn cung cấp vitamin D uống. Cách này cung cấp vitamin D đáp ứng nhu cầu của bạn mà không làm tăng nguy cơ ung thư da hay là xấu da.

Một số nghiên cứu cho thấy tiếp với nắng 1o phút là đủ Vitamin D cho cả ngày.

 8. Điều trị bỏng nắng bằng cách nào ?

Cách điều trị bỏng nắng hiệu quả dành cho bạn

  • Cần điều trị càng sớm càng tốt. Cộng với việc ngừng tiếp xúc tia UV, bác sĩ da liễu khuyên điều trị bỏng nắng với:

          + Tắm mát để giảm nhiệt

         + Dưỡng ẩm để giảm khó chịu do khô da. Ngay khi bạn ra khỏi bồn tắm, thấm nhẹ cho khô nhưng vẫn để lại ít nước trên da. Sau đó thoa dưỡng ẩm để giữ nước cho cơ thể.

          + Kem Hydrocortisone bạn mua không theo toa giúp giảm khó chịu.

          + Aspirin hay Ibuprofen có thể giúp giảm sưng, đỏ và khó chịu.

          + Uống nhiều nước. Vết bỏng da lấy nước khỏi bề mặt và khỏi những phần khác của cơ thể. Uống nhiều nước ngăn sự mất nước.

kem-chong-nang-va-nhung-dieu-ban-can-biet_paragon-clinic

  • Không điều trị bỏng nắng với sản phẩm ”-caine” (như benzocaine)
  • Nếu da bạn bị nổi bóng nước, bạn bị bỏng nắng độ 2. Bác sĩ da liễu khuyên bạn:

          + Để cho bóng nước tự lành, không sờ đụng. Bóng nước tạo ra để giúp da bạn lành và ngăn nhiễm trùng.

          + Nếu nổi bóng nước diện rộng, như toàn bộ lưng, hay bạn bị ớn lạnh, đau đầu, sốt, cần đi khám ngay.

  • Với bất kỳ bỏng nắng nào, bạn nên tránh nắng khi da bạn lành. Đảm bảo che chắn vùng bỏng nắng mỗi khi ra ngoài.

Nguồn Dịch AAD:

Bs Nguyễn Thị Kim Dung

Tài liệu tham khảo:

1Stern RS. Prevalence of a history of skin cancer in 2007: results of an incidence-based model. Arch Dermatol. 2010 Mar;146(3):279-82.

2Robinson JK. Sun Exposure, Sun Protection, and Vitamin D. JAMA 2005; 294: 1541-43.

3Hughes MC, Williams GC, Baker P, Green AC; “Sunscreen and Prevention of Skin Aging, a Randomized Trial”. Annals of Internal Medicine. 2013; 158(11):781-790.

4Holloway L. Atmospheric sun protection factor on clear days: its observed dependence on solar zenith angle and its relevance to the shadow rule for sun protection. Photochem Photobiol 1992;56:229-34.

5American Academy of Dermatology. Position Statement on Vitamin D. 2010, December 22

6The International Agency for Research on Cancer Working Group on artificial ultraviolet (UV) light and skin cancer. The association of use of sunbeds with cutaneous malignant melanoma and other skin cancers: A systematic review. International Journal of Cancer: 2006 March 1;120:1116–1122.

7Global Solar UV Index. World Health Organization. http://www.who.int/uv/publications/en/UVIGuide.pdf.

8Neale, R, Williams, G, Green, A.  Application patterns among participants randomized to daily sunscreen use in a skin cancer prevention trial. Arch Dermatol. 2002 Oct; 138, 1319-1325.

9Report on Carcinogens, Eleventh Edition (Ultraviolet Radiation Related Exposures); U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, National Toxicology Program.

Bài viết liên quan

Your comments

Loading Facebook Comments ...
Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể